Kỷ lục thế giới về ép xung là gì?

Các chuyên gia ép xung đã sử dụng bộ nhớ Kingston FURY và HyperX để phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ tần số ép xung bộ nhớ, với số liệu được đo rõ ràng. Các chuyên gia ép xung dùng phần mềm so chuẩn, như BenchMate, để đo lường tần số xung nhịp cơ sở của RAM (theo đơn vị MHz) mà họ có thể đạt đến (khi nhân đôi giá trị này đối với DDR (Tốc độ dữ liệu gấp đôi), bạn sẽ thu được tốc độ dữ liệu hiệu dụng cho mô-đun theo đơn vị MT/s{{Footnote.A65242}}). Sau đó, họ sẽ gửi các số liệu này lên trang web cơ sở dữ liệu về kỷ lục ép xung HWBOT để tìm xem thứ hạng của mình. Ép xung là một hoạt động so tài giữa những cá nhân và nhóm đam mê lĩnh vực này. Những người tham gia thường "trình làng" thành quả của mình để so tài và giành được giải thưởng từ HWBOT. Nhờ vậy, ép xung trở thành một bộ môn thể thao riêng. HWBOT được nhiều tên tuổi trong ngành hỗ trợ, nổi bật trong số đó là Intel. Cuộc cạnh tranh này rất khốc liệt nên vị trí kỷ lục số một thường bị "đánh bật" trong thời gian không quá lâu.

Giới thiệu về bộ nhớ ép xung Kingston FURY

OverclockingNhững tín đồ máy tính yêu thích bộ môn ép xung, coi đây là một hình thức nghệ thuật và sở hữu bản sắc riêng. Để đạt được các kỷ lục thế giới, hầu hết các tay ép xung hăng nhất đều muốn đạt tới những giới hạn cao nhất như làm mát các linh kiện bằng nitơ lỏng, chất này có thể đạt đến -320°F (-195°C). Lời khuyên chân thành là bạn đừng thử việc này tại nhà. Giống như Kingston, hầu hết các đơn vị sản xuất linh kiện máy tính đều tuyên bố rằng việc ép xung thủ công vượt quá thông số kỹ thuật gốc sẽ làm vô hiệu hóa việc bảo hành..

Dù vậy, chúng tôi vẫn rất tự hào khi chứng kiến những kỷ lục ép xung mà các tay ép xung cực độ đã phá được bằng cách dùng bộ nhớ của Kingston. Các kỹ sư của chúng tôi không ngừng cải tiến hiệu suất của bộ nhớ tốc độ cao hơn để đem đến những giải pháp nhanh hơn, bứt phá mọi giới hạn và cho phép đạt nhiều kỷ lục mới về hiệu năng.

Tại Kingston, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với đối tác của mình để đảm bảo tính tương thích tối ưu. Các mô-đun bộ nhớ của chúng tôi đều được chứng nhận và tương thích với Intel® XMP, đồng thời được các nhà sản xuất bo mạch chủ hàng đầu thế giới chứng nhận. Vậy nên, người dùng hoàn toàn có thể tự tin sử dụng để dựng máy và nâng cấp máy.

Sau đây là một số kỷ lục ép xung đạt được bằng bộ nhớ của Kingston qua các năm. Và dĩ nhiên là chúng ta sẽ còn chào đón thêm nhiều kỷ lục nữa trong thời gian tới!

10004MT/s – 26/04/2022 Kingston FURY Beast DDR5 16GB 4800MT/s
8670MT/s – 04/11/2021 Kingston FURY Beast DDR5 16GB 4800MT/s
7200MT/s – 23/04/2021 HyperX Predator DDR4 8GB 4600MT/s
7156MT/s – 31/03/2021 HyperX Predator DDR4 8GB 4600MT/s
6608MT/s – 12/06/2020 HyperX Predator DDR4 8GB 4600MT/s
5902MT/s – 07/08/2019 HyperX Predator DDR4 8GB 3466MT/s
5608MT/s – 22/01/2019 HyperX Predator DDR4 8GB 4266MT/s
4351MT/s – 29/01/2015 HyperX Predator DDR4 4GB 3333MT/s

Hoạt động ép xung làm tăng mức độ ổn định của bộ nhớ theo các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn trong ngành (tốc độ, độ trễ, điện áp) để đạt được hiệu suất cao hơn. Thường thì hoạt động này an toàn và nhận được sự ủng hộ từ Intel, AMD, cùng các nhà sản xuất hệ thống/bo mạch chủ. Tuy nhiên, bạn tự chịu rủi ro khi thực hiện ép xung. Tính ổn định của hệ thống có thể bị tổn hại do tốc độ và cấu hình. Một số hệ thống có thể yêu cầu phải có các linh kiện cao cấp (model bộ xử lý, bo mạch chủ, nguồn điện và tản nhiệt nước cao cấp) để đạt được trạng thái ép xung ổn định, đặc biệt khi ở tốc độ cực cao.

Chứng nhận từ nhà sản xuất bo mạch chủ hàng đầu thế giới

Chứng nhận từ nhà sản xuất bo mạch chủ hàng đầu thế giới{{Footnote.N64682}}

Được kiểm thử và tin dùng cho loại bo mạch chủ bạn yêu thích, để bạn hoàn toàn tự tin dựng máy.

Motherboard logos Tìm hiểu thêm
 Xem các sản phẩm của Kingston FURY