một người phụ nữ đang sử dụng bàn phím với ổ SSD rời XS2000 của Kingston được cắm vào máy tính

6 bí kíp sao lưu đơn giản cho máy tính của bạn

Người dùng máy tính có thể không nhận thức được vấn đề cho đến khi gặp sự cố, nhưng một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho hệ thống của bạn chính là việc không thể truy cập được dữ liệu. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên do: bị mất trộm, sự cố nguồn điện, làm đổ chất lỏng và phổ biến nhất: hư hỏng thiết bị lưu trữ. Dữ liệu bị hư hỏng có nghĩa là các tập tin này bỗng nhiên không sử dụng được, cho dù là những hình ảnh kỷ niệm hoặc những tập tin mật, vì vậy sao lưu dữ liệu là điều bắt buộc!

Nếu trước đây bạn chưa từng sao lưu các tập tin mình cần, lần đầu thực hiện có thể mất nhiều thời gian hơn một chút tùy thuộc vào lượng dữ liệu bạn muốn lưu trữ. Nhưng một khi đã làm qua một lần rồi, thì việc sao lưu thường xuyên sẽ thành ra khá đơn giản. Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn một số bí kíp sao lưu hệ thống giản đơn nhưng đầy hiệu quả với hi vọng sẽ làm cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn. Cùng bắt đầu nào!

1. Quyết định sẽ sao lưu những dữ liệu nào

Khi nhắc đến những dữ liệu nào cần sao lưu, ta liền nghĩ ngay đến những tập tin công việc hoặc cá nhân. Những tập tin này bao gồm hình ảnh, video và các tài liệu mà một khi hư hỏng là không có gì thay thế được. Bạn cũng có thể lựa chọn sao lưu nhằm giữ lại phiên bản của các ứng dụng, chương trình và các thiết lập hệ thống. Tất cả rồi sẽ giúp tâm trí bạn được thảnh thơi, và nếu có bất kỳ điều gì xảy đến với hệ thống, bạn sẽ có ngay phiên bản đã cập nhật trong tầm tay.

2. Lên lịch sao lưu

Nếu bạn muốn các tập tin của mình luôn ở phiên bản cập nhật mới nhất, bạn bắt buộc phải có kế hoạch lên lịch sao lưu! Chu kỳ lên lịch sao lưu của bạn sẽ khác nhau tùy vào loại dữ liệu bạn muốn sao lưu. Nếu chỉ là các tập tin cá nhân thì chỉ cần một kế hoạch tải lên ít thường xuyên hơn do lượng dữ liệu tạo ra hàng tháng nhỏ hơn. Ngược lại, một bản sao lưu cho công việc sẽ cần phải được cập nhật thường xuyên hơn. Tùy vào lượng công việc, chúng tôi khuyến nghị nên thực hiện sao lưu hàng ngày hoặc hàng tuần.  Xem hướng dẫn của chúng tôi về cách thiết lập và đặt lịch sao lưu tự động trên Windows và MacOS.

3. Đừng nên chỉ sử dụng Sao lưu đám mây

Đám mây có lẽ là một trong những cách dễ dàng nhất để sao lưu dữ liệu, đặc biệt là khi nói đến các hệ thống điện thoại và máy tính. Hệ thống thu thập dữ liệu có thể được vận hành tự động và từ đó giúp người dùng dễ dàng thao tác. Mặc dù cách sao lưu dữ liệu này ổn nhưng bạn cũng không nên xem đây là lựa chọn duy nhất. Các công ty dịch vụ đám mây có thể bị tấn công và thường gặp hơn, là việc các điều kiện và thỏa thuận của tài khoản có thể bị thay đổi và sẽ gây rủi ro cho các tập tin của bạn. Việc sử dụng thuê bao hàng tháng cũng cho thấy sẽ đắt hơn so với việc người dùng mua hẳn một thiết bị lưu trữ ngoài.

4. Tự động hóa

Sao lưu tự động cần rất ít công sức, và vì vậy trở nên vô cùng hữu dụng trong thế giới ngày nay. Rất đơn giản để thiết lập trên Đám mây và bạn có thể chọn tần suất mình muốn cập nhật cho các bản lưu tập tin. Ngoài ra cũng có lựa chọn sử dụng các thiết bị lưu trữ ngoài với cùng một quy trình bằng các chương trình trong hệ thống của bạn, bao gồm Backup/File History của Windows® và Time Machine của macOS®. Tất cả những gì bạn cần làm là nhập "sao lưu” vào thanh tìm kiếm và đọc hướng dẫn nếu cần.

5. Quy tắc sao lưu 3-2-1

Nguyên tắc này dựa trên lý thuyết rằng bạn có ba bản sao cho các tập tin của mình, bạn lưu trữ hai bản sao trên các thiết bị khác nhau (hoặc là trên đám mây hoặc thiết bị lưu trữ ngoài) và một bản sao ở một nơi an toàn như két sắt hoặc bên ngoài. Vài người có thể cho rằng quy tắc này nghe hơi dư thừa nhưng nếu có gì đó xảy đến với các bản sao lưu này, bạn sẽ thầm tự cảm ơn mình!

6. Lựa chọn ổ đĩa ngoài phù hợp

Khi lựa chọn thiết bị phù hợp để sao lưu, bạn cần xét đến không chỉ về dung lượng và còn là độ bền và tốc độ của thiết bị nữa. Các ổ cứng gắn ngoài (HDD) là một lựa chọn giá tốt đối với lượng dữ liệu lớn và tốc độ có thể nhanh, nhưng nếu làm rớt hoặc đặt sai chỗ, phần bên trong của ổ cứng có thể bị hư hại và có khả năng không thể truy xuất một số dữ liệu.

một người đang nhập số pin trên màn hình cảm ứng của Ổ SSD IronKey VP80

Mọi người cho rằng các ổ SSD gắn ngoài sẽ đắt hơn phiên bản anh em là ổ đĩa cứng (HDD), tuy nhiên sẽ rất đáng để mua nếu bạn sẵn lòng chi trả thêm Những ổ này bền hơn, nhanh hơn và thường là có kích cỡ nhỏ hơn các ổ HDD - do đó có khả năng di động tốt hơn. Ổ cứng gắn ngoài XS2000 USB-C của Kingston là một lựa chọn tuyệt vời cho các bản sao lưu cá nhân hoặc công việc, với tốc độ đọc lên đến 2.000MB/giây và ghi lên đến 2.000MB/giây{{Footnote.A59013}} cùng các mức dung lượng từ 500GB đến 2TB{{Footnote.A13848}}, sẽ luôn có một đặc tính kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng. Chuẩn kết nối là USB 3.2 Gen 2x2 nên sẽ làm giảm thời gian chờ khi truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác!

Nếu bạn muốn một sản phẩm bảo mật hơn để bảo vệ các tập tin nhạy cảm của mình, ổ SSD rời IronKey Vault Privacy 80 của Kingston đã được chứng nhận FIPS 197 và mã hóa XTS-AES 256-bit. Màn hình màu cảm ứng sẽ cho phép lựa chọn nhiều mật khẩu (Quản trị viên và Người dùng) nhằm đảm bảo bảo vệ dữ liệu của bạn mọi lúc.

Nếu không thích ổ SSD, Kingston cũng có một loạt các lựa chọn lưu trữ khác để đáp ứng nhu cầu của bạn như ổ USB flash, thẻ nhớ SD và microSD. Là nơi lưu trữ đáng tin cậy cho những hình ảnh, bản nhạc, video và tài liệu cá nhân nhằm giữ cho những dữ liệu này được an toàn và dễ dàng truy cập.

Bằng cách lựa chọn thiết bị lưu trữ phù hợp và làm theo các bí kíp đơn giản này, quá trình sao lưu của bạn sẽ vô cùng dễ dàng!

#KingstonIsWithYou

Bài viết liên quan