Người phụ nữ đang nhìn vào một chiếc máy tính bảng

Đừng để Công nghệ cũ trở thành Rác thải: Hãy tái chế các Thiết bị cũ của bạn

Một chồng màn hình CRT cũ màu be, bộ nguồn PC, vỏ máy tính, máy in và ổ đĩa quang

Đồ điện tử. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng đã trở thành món đồ hết sức cần thiết trong thời đại kỹ thuật số này. Chúng là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta từ lúc chúng ta thức dậy cho đến khi đi ngủ. Chúng có mặt ở nhà, lớp học, nơi làm việc và phương tiện đi lại. Chúng hiện diện ở mọi nơi chúng ta đến từ nơi chúng ta mua sắm, ăn uống cho đến nơi chúng ta làm việc, vui chơi và sống. Trong tay bạn ngay lúc này thậm chí cũng có một món đồ. Chúng có mặt ở khắp nơi. Chúng là món đồ thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta.

Chúng là những tiện ích giúp cho cuộc sống của chúng ta phát triển hơn. Từ máy vi tính tới đồ điện tử tiêu dùng như TV, điện thoại thông minh, máy chơi game, máy tính bảng, màn hình, máy ảnh kỹ thuật số và thậm chí là các thiết bị đeo.

Nhưng điều gì xảy ra khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi với chúng, hoặc chúng đã hết công năng hữu ích? Thay vì chất đống chúng trong ngăn kéo hoặc nhà kho, cách tốt nhất để thải bỏ những thiết bị này là gì?

Một bàn tay đang giữ các linh kiện của điện thoại di động với biểu tượng thùng rác tái chế ở phần nền.

Tái chế

Là tập đoàn liên bang có nhiệm vụ giữ cho môi trường của chúng ta sạch sẽ – EPA cho rằng “Quyên góp đồ điện tử và tái chế là một cách tuyệt vời để bảo tồn tài nguyên và các vật liệu tự nhiên. Điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn đang quyên góp và/hoặc tái chế đồ điện tử một cách an toàn và đúng đắn”. 1

EPA giải thích thêm rằng các sản phẩm điện tử được làm từ tài nguyên và vật liệu giá trị – bao gồm kim loại, nhựa và kính – đều cần năng lượng để khai thác và sản xuất. Họ cũng cho rằng việc quyên góp hay tái chế đồ điện tử tiêu dùng giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm không khí và nguồn nước, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính gây ra bởi việc sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thô.

Mặt khác, nhiều sản phẩm điện tử cũng chứa các chất độc hại - chẳng hạn như thủy ngân, chì và cadmium - cần được xử lý đặc biệt để đảm bảo chúng được thải bỏ đúng cách và không bị đưa vào các bãi chôn lấp công cộng. Kingston là ví dụ về nhà sản xuất có sử dụng hệ thống quản lý Tuân thủ Sản phẩm trên toàn cầu để đảm bảo các kim loại và hóa chất được sử dụng trong sản phẩm có thể được tái chế và thải bỏ an toàn.

Việc tái chế các sản phẩm điện tử cũ có nhiều cách. Dưới đây là vài mẹo tái chế đồ điện tử:

Quyên góp

Quyên góp những sản phẩm điện tử không còn sử dụng nữa – đang hoạt động hoặc khác – là một lựa chọn. Nhiều tổ chức từ thiện, phi lợi nhuận, trung tâm cho người già, và tương tự sẽ lấy những thiết bị đó, tân trang lại (nếu cần) và sau đó tặng hoặc bán lại với mức giá thấp cho ai đó không đủ điều kiện mua.

Bán lại

Trong một số trường hợp, việc bán lại các thiết bị cũ là một lựa chọn hay để lấy tiền mua các mẫu thiết bị mới nhất. Liệt kê món đồ trên ứng dụng hoặc trang web bán lại là một cách khác để tái chế các sản phẩm điện tử cũ vì bạn sẽ tìm thấy những người mua sẵn sàng tân trang hay dùng nguyên trạng.

Trao đổi để nâng cấp

Một số nhà sản xuất và nhà bán lẻ sẽ thu lại các món đồ điện tử cũ của bạn như một phần của cuộc trao đổi/giao dịch nếu bạn mua một sản phẩm mới tương tự từ họ. EPA có một danh sách các nhà sản xuất và bán lẻ có chương trình như vậy. Nhấp vào đây để xem danh sách.

Các công ty tái chế chuyên nghiệp

Giao dịch với một cơ sở tái chế chuyên nghiệp đảm bảo việc thải bỏ đồ vật đáp ứng các tiêu chuẩn áp dụng và tiêu chí của EPA. Họ cũng cung cấp cho bạn các tài liệu cần thiết giúp bảo vệ bạn khỏi bị kiện tụng do cách thải bỏ đồ vật. Các công ty rác thải điện tử là một nhóm công ty trong ngành chuyên về thải bỏ các sản phẩm điện tử.

Với việc tái chế bất kỳ sản phẩm điện tử nào, thiết bị phải được dọn dẹp, và chúng tôi không có ý là phủi bụi. Các món đồ kể trên có thể chứa dữ liệu và hình ảnh nhạy cảm mà nếu rơi vào tay những người xấu, có thể gây ra cơn ác mộng cho bạn trong nhiều năm.

Vài dòng cuối cùng

Các món đồ tiện ích cũ thường kết thúc vòng đời trong kho hay ga-ra và ở đó trong nhiều năm. Khi thiết bị điện tử của bạn đã trở nên cũ kỹ, bạn không bao giờ nên vứt thiết bị điện tử vào thùng rác vì chúng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường hoặc cuối cùng sẽ bị chôn vùi trong bãi rác. Với các lựa chọn kể trên, bạn có thể bán thiết bị cũ lấy tiền hoặc quyên tặng chúng vì mục đích tốt. Thông qua các nỗ lực bền vững, tất cả chúng ta có thể cam kết liên tục cải tiến các hoạt động của mình, cả về mặt đạo đức và mục đích, để đảm bảo một môi trường lành mạnh và bền vững cho các thế hệ tương lai.

#KingstonIsWithYou

Video liên quan

Bài viết liên quan