Bạn đang tìm cách sử dụng Trò chuyện Kingston của chúng tôi?
Để bắt đầu, hãy nhấp vào chấp nhận bên dưới để hiển thị bảng quản lý cookie. Tiếp theo, nhấn hoặc nhấp vào nút Cá nhân hóa để bật tính năng trò chuyện, sau đó nhấp vào Lưu.
Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi. Vui lòng điền vào biểu mẫu này và nhấp vào Bắt đầu trò chuyện.
Bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong lần đầu dựng một chiếc máy tính. Với rất nhiều linh kiện và thông số kỹ thuật cần theo dõi, việc nắm rõ những gì cần tìm trong một lần mua hàng có thể khiến bạn phải đau đầu. Mọi người thường cho rằng thẻ đồ họa và bộ xử lý là hai linh kiện quan trọng nhất, nhưng nếu bạn muốn game của mình tải và chạy một cách mượt mà thì việc biết nên mua loại RAM nào cũng quan trọng không kém.
RAM sẽ giúp game của bạn tải các cấp độ và hiệu ứng nhanh hơn, để bạn không còn phải chờ đợi quá lâu và có thể trải nghiệm ngay những màn game hấp dẫn. Nếu bạn muốn đa nhiệm và chạy ứng dụng trong nền khi chơi game, bạn cần phải có thêm RAM. Các chương trình như Google Chrome nổi tiếng là ngốn rất nhiều RAM. Vì vậy nếu bạn muốn xem video/phát trực tuyến hoặc lướt mạng xã hội trong khi chơi game thì bạn sẽ cần thêm RAM. Kingston là đơn vị sản xuất RAM chơi game hàng đầu với giá cả phải chăng, giúp cho máy tính của bạn luôn ở trạng thái đỉnh cao. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết những điều bạn cần biết và hiểu khi mua RAM lần đầu tiên.
RAM là gì?
RAM là viết tắt của Random Access Memory (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Ở máy tính, RAM lưu trữ tạm thời dữ liệu truy cập nhanh giữa bộ xử lý và HDD/SSD (Ổ cứng / Ổ cứng thể rắn), còn được gọi là lưu trữ lâu dài. Khi máy tính cá nhân khởi động, hệ điều hành (Windows, macOS) được truy xuất từ HDD/SSD rồi tải vào RAM, cùng bất kỳ ứng dụng chạy ẩn hoặc ứng dụng nào mà bạn mở ra. Dung lượng RAM lớn hơn có nghĩa là máy tính của bạn có nhiều không gian hơn để lưu trữ những thông tin truy cập nhanh này, cho phép máy chạy nhiều ứng dụng hoặc mở nhiều tệp cùng lúc hơn.
DDR3, DDR4 và DDR5
Các máy tính ngày nay sử dụng Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động đồng bộ (SDRAM), được kết nối với bảng mạch hệ thống của máy tính thông qua thanh bộ nhớ. Phần lớn các thanh RAM đều có kích cỡ chuẩn, trong đó DIMM (Thanh RAM hai hàng chân) hoặc SODIMM (bộ nhớ DIMM dạng nhỏ) được dùng nhiều nhất trong máy tính cá nhân và máy tính xách tay. Kể từ khi ra đời vào cuối những năm 1990, SDRAM đã phát triển nhiều để mang đến hiệu năng nhanh hơn, dung lượng lớn hơn, đồng thời sử dụng ít năng lượng hơn để giảm bớt chi phí, thời lượng pin dài hơn và giảm phát nhiệt. Phiên bản mới nhất của SDRAM chính là DDR5, viết tắt của Tốc độ dữ liệu gấp đôi thế hệ 5. Khi lựa chọn bộ nhớ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các nhà cung cấp không chuộng “SDRAM” mà dùng luôn DDR5 và tốc độ. Tương tự như các thế hệ trước, DDR5 có sẵn nhiều tốc độ tiêu chuẩn, khởi điểm là DDR5-4800 với tốc độ 4800 MT/giây. “MT/giây” có nghĩa là megatransfer mỗi giây, cho biết tốc độ truyền dữ liệu ra vào thanh RAM. Cứ 7 năm một lần, cơ quan tiêu chuẩn ngành cho bộ nhớ giới thiệu các thế hệ bộ nhớ mới. Với mỗi thế hệ, cơ quan này đều có kế hoạch cho tất cả mức tăng tốc độ, mật độ và cấu hình họ nghĩ là cần thiết cho các máy tính trong khoảng thời gian đó. Ví dụ: thế hệ mới nhất – DDR4 – có phạm vi tốc độ 2133, 2400, 2666, 2933 và 3200 MT/giây. Intel và AMD thường phát hành thế hệ bộ xử lý và chipset mới hằng năm, mang đến cho người dùng tốc độ bộ nhớ tiêu chuẩn mới nhất.
Một điểm khác biệt quan trọng giữa các thế hệ bộ nhớ là không tương thích ngược. Thanh RAM DDR5 không thể cắm vừa khe cắm của DDR3 hay DDR4. Dù thoạt nhìn có vẻ giống nhau, vết khía ở dưới cùng thanh RAM hoạt động như chìa khóa, chỉ vừa với khe cắm tương thích. Nhưng trong một thế hệ, tốc độ bộ nhớ cao hơn luôn tương thích ngược. Ví dụ: nếu bạn mua và dùng thanh RAM tiêu chuẩn DDR5-5600 với bộ xử lý Intel thế hệ 12, bộ nhớ sẽ tự động ép xung xuống để vận hành ở tốc độ 4800 MT/giây.
Bộ xử lý và bo mạch chủ là hai yếu tố chính khi quyết định dùng công nghệ bộ nhớ nào cho PC hay máy tính xách tay. Biết nhãn hiệu và model của từng loại sẽ giúp bạn lựa chọn bộ nhớ phù hợp cho hệ thống của mình.
Dung lượng và tốc độ
Ở hầu hết các máy tính cá nhân, bo mạch chủ có bốn khe cắm RAM. Một số hệ thống máy trạm/cao cấp có thể có đến tám khe cắm hoặc nhiều hơn. Máy tính xách tay thì hơi khó hơn một chút. Ngoài màn hình lớn hơn, máy tính xách tay chơi game thường có hai khe cắm bộ nhớ. Nhưng máy tính xách tay mỏng hoặc siêu mỏng có thể chỉ có một khe cắm, hoặc bộ nhớ của máy được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ, không cho phép nâng cấp.
Tuỳ thuộc vào thế hệ DDR, một thanh RAM cho PC/máy tính xách tay thường có dung lượng từ 2GB-48GB. Do bản chất hoạt động của máy tính, thanh RAM được bán theo bộ kit hai, bốn hoặc tám thanh để phù hợp với kiến trúc bộ nhớ của hệ thống. Thanh RAM như này thường được gọi là kênh đôi (2CH), kênh bốn (4CH) hoặc kênh tám (8CH). Khi được lắp đặt theo cặp hoặc nhóm giống nhau ở kiến trúc bộ nhớ, băng thông của thanh RAM được kết hợp để tăng cường hiệu năng. Ví dụ: thanh RAM DDR5-4800 có băng thông tối đa 38,4 GB/giây. Khi lắp kênh đôi, con số đó trở thành 76,8 GB/giây. Vì vậy, việc lắp đặt phù hợp theo bo mạch chủ và bộ xử lý có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho hiệu năng hệ thống. Nhưng số RAM bạn cần lại tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu là máy tính chơi game, lượng RAM tối ưu được đề xuất cho hầu hết các tựa game mới là 32 GB. Nếu muốn chạy nhiều ứng dụng trong nền, bạn có thể sẽ cần RAM 48 GB hoặc thậm chí là 64 GB. Các máy tính cá nhân mới nhất của Intel và AMD có bốn khe cắm, có thể hỗ trợ tối đa 192 GB!
Yếu tố cần cân nhắc tiếp theo là tốc độ. Nếu bạn dùng tốc độ tiêu chuẩn ngành, bạn sẽ bị giới hạn bởi những gì bộ xử lý và bo mạch chủ hỗ trợ. Một số hệ thống cũng có những quy tắc về việc lắp đặt thanh RAM vào bank bộ nhớ thứ hai. Ở bo mạch chủ kênh đôi có bốn khe cắm, hai kênh là một bank bộ nhớ, mỗi kênh bộ nhớ (thường là A và B) sẽ có hai khe cắm. Khi lắp thanh RAM vào bank thứ hai (ví dụ: A2 và B2), bộ nhớ sẽ bị ép xung xuống tốc độ thấp hơn. Đây là do hạn chế từ bộ xử lý.
Nếu tốc độ tiêu chuẩn không đáp ứng được nhu cầu chơi game của bạn, hãy cân nhắc lựa chọn bộ nhớ có thể ép xung. Ép xung bộ nhớ khá an toàn và dễ dàng khi sử dụng cấu hình Intel XMP và AMD EXPO. Việc này sẽ tăng đáng kể hiệu năng của ứng dụng và trò chơi, chẳng hạn như tăng FPS (số khung hình trên giây). Chọn bộ kit có thể ép xung cũng khá đơn giản. Bạn có thể kiểm tra QVL (Danh sách nhà cung cấp đủ điều kiện) của bo mạch chủ trên trang web của nhà sản xuất, hoặc dùng Công cụ lập cấu hình của Kingston để xem cấu phần nào đã được thử nghiệm tương thích.
Dựng máy tính
Sau khi chọn được bộ nhớ ưng ý, bạn có thể xem các video mới nhất của Kingston hướng dẫn lắp đặt bộ nhớ đúng cách và kích hoạt cấu hình ép xung. Nếu chọn bộ nhớ RGB, bạn có thể tải phần mềm Kingston FURY CTRL để tùy chỉnh hệ thống chiếu sáng, hoặc dùng phần mềm RGB của nhà sản xuất bo mạch chủ để đồng bộ hóa tất cả ánh sáng theo đúng ý mình. Tất cả thanh RAM Kingston FURY RGB đều có trang bị Công nghệ đồng bộ hồng ngoại được cấp bằng sáng chế, đảm hiệu ứng ánh sáng luôn ở trạng thái bước khóa (lock-step) hoàn hảo.
Người dùng PlayStation®5 hiện có thể lắp đặt SSD M.2 để mở rộng bộ nhớ cho máy chơi game PS5™ của mình. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt thành công ổ SSD M.2 mới trong PlayStation 5.
Bằng việc tận dụng bộ điều khiển NVMe Gen 4x4 và NAND 3D TLC, Kingston FURY Renegade giúp cải thiện thời gian tải game và triển khai tệp, đồng thời tăng khả năng phản hồi chung cho hệ thống của bạn. Với tuỳ chọn mẫu bộ làm mát có sẵn.
Kingston FURY CTRL cho phép bạn tùy chỉnh hiệu ứng ánh sáng ở các sản phẩm Kingston FURY RGB.
Các mẹo hay về chơi game trên đám mây để tối ưu hóa trải nghiệm của bạn
Dịch vụ Chơi game trên đám mây cho phép nhiều game thủ trong cộng đồng có khả năng tiếp cận những tựa game mới nhất. Nhưng các vấn đề như độ trễ có thể làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chơi.
Bạn có những lựa chọn nào khi muốn nâng cấp dung lượng lưu trữ của máy chơi game của mình? Chúng tôi cung cấp một loạt ổ SSD, HHD và microSD để nâng tầm chiếc PS5, Xbox hoặc Nintendo Switch của bạn!
Ép xung có thể nguy hiểm nếu thao tác sai, nhưng làm đúng thì rất tuyệt đấy! Ép xung là thuật ngữ chung để chỉ việc điều chỉnh các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn trên các thanh RAM, CPU và GPU, để có được hiệu năng xử lý cao hơn.
Một số người có cái nhìn rất mơ hồ về loại hình và chức năng của RAM dùng trong máy tính. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về sự khác biệt giữa RAM máy tính và thiết bị lưu trữ.
Mẹo lắp ráp chiếc máy tính đầu tiên cho người mới bắt đầu
Vậy là bạn muốn lắp ráp chiếc máy tính đầu tiên của mình! Trước khi bạn bắt đầu lắp ráp máy tính, hãy xem và ghi nhớ một số mẹo và thủ thuật cho người mới bắt đầu sau đây.
Tăng cường hiệu năng chơi game di động trên thiết bị iPhone và Android
Theo đúng nghĩa đen, chức năng hoạt động của điện thoại có thể mang lại cho bạn nhiều lợi thế. Vậy nên, bạn cần thận trọng mọi bước để có thể khai thác tối đa hiệu năng thiết bị.
Có rất nhiều lý do khiến bạn có thể cần một chiếc máy tính chạy êm hơn. Nếu bạn đang làm việc trong không gian chung, sử dụng máy tính rạp hát gia đình trong phòng khách, hoặc ghi lại các buổi phát sóng trực tiếp, bạn sẽ muốn giảm tiếng ồn phát ra từ quạt và ổ cứng.
Bộ phụ kiện RGB lắp cho các dàn máy tính tự lắp ráp đã làm mưa làm gió khắp toàn cầu trong vài năm qua. Thế nhưng, cho đến nay vẫn còn một vấn đề hiện hữu, đó là khả năng tương thích giữa phần cứng và phần mềm của nhà sản xuất. Chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số lời khuyên về cách chọn hệ thống chiếu sáng RGB tốt nhất cho máy tính của mình.
Mẹo sử dụng hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng cho máy tính
Quạt tản nhiệt bằng không khí thông thường sẽ hoạt động tốt. Nhưng với những người đam mê công nghệ thì hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng sẽ trông ngầu hơn, chạy êm hơn và hiệu quả hơn về tổng thể so với những kỹ thuật tản nhiệt bằng không khí thông thường.
Để có thiết lập phát trực tiếp tối ưu nhất, rất nhiều người chuyên nghiệp sẽ sử dụng hai máy tính: một máy để chạy game và một máy để xử lý phát trực tiếp trên Twitch. Trong video này, chúng tôi sẽ thực hiện mọi thứ từ một chiếc máy tính.
Công cụ tìm sản phẩm Kingston
Việc tìm kiếm bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn chọn Kingston.
Với hơn 35 năm kinh nghiệm, Kingston có đầy đủ kiến thức và tài nguyên mà bạn cần để tự tin lựa chọn bộ nhớ.
Tìm kiếm theo Hệ thống/Thiết bị
Chỉ cần nhập tên thương hiệu và số model hoặc mã sản phẩm hệ thống máy tính hoặc thiết bị kỹ thuật số để tìm ra sản phẩm Kingston bạn cần.
Tìm theo Mã sản phẩm
Tìm kiếm theo mã sản phẩm Kingston, mã sản phẩm của nhà phân phối hoặc mã sản phẩm tương đương của nhà sản xuất.
Có vẻ như các game thủ thường sẽ tự dựng một chiếc máy tính của riêng mình, nhưng liệu những lợi ích mang lại có xứng đáng với thời gian và công sức được bỏ ra?