Bảng chú giải
Dung lượng
Tổng số lượng ô bộ nhớ dữ liệu khả dụng trên một mô-đun, được biểu thị bằng Gigabyte (GB). Đối với các bộ kit, dung lượng được liệt kê là mức dung lượng kết hợp của tất cả các mô-đun trong bộ kit đó.
Độ trễ CAS
Số chu kỳ xung nhịp tiêu chuẩn được xác định trước để đọc/ghi dữ liệu vào và từ mô-đun bộ nhớ và bộ điều khiển bộ nhớ. Một khi lệnh đọc/ghi dữ liệu và các địa chỉ hàng/cột được tải, Độ trễ CAS diễn tả thời gian chờ cho đến khi dữ liệu sẵn sàng.
DDR4
Công nghệ Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động đồng bộ (SDRAM) DDR (Double Data Rate hay Tốc độ dữ liệu gấp đôi) thế hệ thứ tư, thường được gọi là "DDR4". Các mô-đun bộ nhớ DDR4 không tương thích ngược với bất kỳ thế hệ SDRAM DDR nào trước đó do điện áp thấp hơn (1,2V), cấu hình chân khác nhau và công nghệ chip bộ nhớ không tương thích.
DDR5
Công nghệ Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động đồng bộ (SDRAM) DDR (Double Data Rate hay Tốc độ dữ liệu gấp đôi) thế hệ thứ năm, thường được gọi là "DDR5". Các mô-đun bộ nhớ DDR5 không tương thích ngược với bất kỳ thế hệ SDRAM DDR nào trước đó do sử dụng điện áp thấp hơn (1,1V), cấu hình chân khác nhau và công nghệ chip bộ nhớ không tương thích.
Loại DIMM
UDIMM (Mô-đun bộ nhớ đôi nội tuyến, không có bộ đệm, không có tính năng ECC) là mô-đun bộ nhớ có kích cỡ kiểu dài với độ rộng dữ liệu là x64, thường được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống máy tính để bàn không cần đến tính năng sửa lỗi và có dung lượng DIMM bị hạn chế.
SODIMM (Mô-đun bộ nhớ đôi nội tuyến, có đường viền nhỏ) là một mô-đun bộ nhớ có kích thước được thu gọn để dùng cho các hệ thống máy tính nhỏ hơn như máy tính xách tay, máy chủ siêu nhỏ, máy in hoặc bộ định tuyến.
Gigabit (Gb)
Bit là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất trong thông tin máy tính và được biểu thị bằng số 1 hoặc 0 (đúng/sai). Một Gigabit (Gb) là 1 tỷ bit (hay 109) như được xác định trong Hệ thống các đơn vị đo lường quốc tế (SI). Đối với bộ nhớ máy tính, Gb (hoặc Gbit) thường được sử dụng để thể hiện mật độ của một linh kiện DRAM đơn nhất.
Gigabyte (GB)
Một byte bao gồm 8 bit. Một Gigabyte (GB) là 1 tỷ byte (hay 109) như được xác định trong Hệ thống các đơn vị đo lường quốc tế (SI). Đối với bộ nhớ máy tính, GB được sử dụng để thể hiện tổng dung lượng dữ liệu của một mô-đun bộ nhớ hoặc một nhóm mô-đun bộ nhớ kết hợp, tương đương với tổng dung lượng bộ nhớ của hệ thống.
Bộ kit
Mã linh kiện chứa nhiều mô-đun bộ nhớ, thường hỗ trợ kiến trúc bộ nhớ kênh đôi, kênh ba hoặc kênh bốn. Ví dụ: K2 = 2 DIMM trong bộ sản phẩm để đạt bằng tổng dung lượng.
Tốc độ (hay còn gọi là Tần số)
Tốc độ dữ liệu hay tốc độ xung nhịp hiệu dụng mà một mô-đun bộ nhớ hỗ trợ, được đo bằng đơn vị MHz (MegaHertz) hoặc MT/giây (Megatransfer mỗi giây). Tốc độ càng cao thì càng có nhiều dữ liệu được truyền đi mỗi giây.
Bậc
"Bậc" là nhắc đến khối dữ liệu có thể xử lý trên mô đun bộ nhớ. Đối với DDR2, DDR3 và DDR4, các khối dữ liệu này có độ rộng là 64-bit (x64), cộng với 8-bit cho ECC (x72). Các mô đun DDR5 cũng là 64-bit mỗi bậc, nhưng khi có ECC thì khối dữ liệu sẽ có độ rộng là 80-bit mỗi bậc (x80). Một mô đun có thể được thiết kế theo dạng Bậc Đơn (1R), Bậc Đôi (2R), Bậc Bốn (4R) hoặc Bậc Tám (8R). Số bậc thường tăng để có được các mức dung lượng bộ nhớ cao hơn.
Kênh bộ nhớ
"Kênh bộ nhớ" là đường truyền dữ liệu giữa một mô đun bộ nhớ và bộ điều khiển bộ nhớ (thường thấy ở các bộ xử lý). Hầu hết các hệ thống thiết bị điện toán (PC, máy tính xách tay, máy chủ) đều có cấu trúc bộ nhớ đa kênh. Các kênh này kết hợp với nhau để nâng cao hiệu năng bộ nhớ. Cấu trúc bộ nhớ Kênh Đôi là khi các mô đun bộ nhớ giống hệt nhau, được lắp thành một cặp. Khi đó, băng thông hiệu dụng cho bộ điều khiển bộ nhớ sẽ tăng lên gấp đôi.