Chúng tôi nhận thấy bạn hiện đang truy cập trang web của Vương quốc Anh. Thay vào đó, bạn có muốn truy cập trang web chính của chúng tôi không?

một thanh niên đang nhìn vào vỏ máy tính mở sẵn trên bàn để chờ lắp dàn máy chơi game mới

10 lỗi trong quá trình lắp máy tính mà người mới bắt đầu thường mắc phải

Sẽ có rất nhiều thứ phải cân nhắc nếu bạn đang muốn lắp một hệ thống máy tính mới. Tất tần tật từ đầu đến cuối: chọn linh kiện, lắp ráp máy tính, cài đặt các chương trình sau khi lắp xong và chạy máy. Dù đây là lần đầu tiên bạn lắp máy tính hay trước đây đã có kinh nghiệm rồi, thì bài viết này cũng sẽ đưa ra cho bạn 10 lỗi khi lắp máy tính mà mọi người thường mắc phải. Hãy tránh những lỗi này và quá trình lắp máy tính của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.

1. Mua bộ nguồn giá rẻ, chất lượng kém

Có một lỗi mọi người hay nhắc đến nhiều nhất khi lắp máy tính mới, đó là mua bộ nguồn chất lượng kém. Khi phải mua bộ nguồn, bạn nên tính toán sơ qua để biết phần cứng máy tính của mình cần công suất nguồn bao nhiêu. Luôn mua bộ nguồn có công suất cao hơn dự tính một chút để đảm bảo hệ thống không bị ảnh hưởng sau một thời hoạt động.

Có một hệ thống đánh giá bộ nguồn, được gọi là 80plus, sẽ hỗ trợ việc mua sắm của bạn. Các chuẩn đánh giá sẽ đi từ cấp Plus đến Plus Titanium. Từng cấp độ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn. Bạn đừng lo. Trên thị trường luôn có bán các bộ nguồn giá cả phải chăng, nhưng cũng đừng quên kiểm tra xem bộ nguồn đó có đủ công suất cho máy của bạn hay không.

2. Mua các linh kiện không tương thích với nhau

Một trong những lỗi hay gặp nhất khi lắp máy tính là mua các linh kiện không tương thích với nhau. Có một số cách để bạn có thể phát hiện ra các linh kiện trong máy tính của mình có tương thích hay không. Cách dễ nhất là thêm tất cả các linh kiện mà bạn muốn vào PCPartPicker{{Footnote.A65190}}. Công cụ này sẽ xác định xem có bất kỳ vấn đề nào về tính tương thích hay không. Nếu dự định mua sản phẩm của Kingston, bạn có thể dùng công cụ tìm kiếm sản phẩm tương thích cho máy tính trên trang web của chúng tôi hoặc liên hệ bộ phận dịch vụ khách hàng để được hỗ trợ.

3. Quên lắp tấm chắn main

Tấm chắn main là một miếng kim loại mỏng có thể tháo rời, đóng vai trò là lớp vỏ bọc cho các cổng đầu ra, đầu vào ở mặt sau của máy tính. Một lỗi phổ biến khác là quên lắp tấm chắn main trước khi lắp bo mạch chủ và các linh kiện khác vào trong vỏ máy tính. Bạn hãy nhớ thứ tự lắp này để tránh mất công phải tháo máy ra để lắp lại.

4. Không lắp ốc bo mạch chủ

Vỏ máy tính của bạn có tất cả các lỗ vít cần thiết để lắp bo mạch chủ vào đúng vị trí. Hãy nhớ lắp ốc và tấm nâng để đảm bảo bo mạch chủ hơi nhô lên khỏi phần vỏ máy tính nhằm ngăn phần đáy các mối hàn và dây dẫn mạch của bo mạch chủ khỏi bị chập điện khi tiếp xúc với vỏ kim loại. An toàn là trên hết!

5. Lắp quạt không đúng cách

Làm mát hệ thống là một việc cực kỳ quan trọng khi chạy máy tính. Lắp quạt sẽ giúp đẩy không khí nóng khỏi vỏ máy tính, giúp dàn máy luôn chạy với nhiệt độ hợp lý. Tuy nhiên, bạn sẽ rất dễ mắc lỗi lắp quạt sai cách. Nếu bạn mua vỏ máy tính đã lắp sẵn quạt thì sẽ không có gì phải bàn, nhưng nếu bạn cần phải tự lắp quạt vào hệ thống, thì hãy đảm bảo lắp quạt đúng vị trí và đúng cách để không khí lưu thông đúng hướng.

Tham khảo hướng dẫn cài đặt bộ nhớ.

6. Lắp đặt Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Một số người mới bắt đầu sẽ không biết làm thế nào để đặt CPU vào đúng chỗ. Lắp CPU không đúng cách có thể gây hỏng hoặc gãy các chốt, tùy vào lực của người lắp. CPU luôn có các ký hiệu ở một góc. Những ký hiệu này phải khớp với ký hiệu trên bo mạch để cho thấy bạn lắp CPU đúng cách.

7. Bôi quá ít hoặc quá nhiều keo tản nhiệt

Bôi sai lượng keo tản nhiệt có thể dẫn đến việc CPU và hệ thống hoạt động kém. Keo tản nhiệt có chức năng truyền nhiệt giữa CPU và bộ tản nhiệt. Nếu bôi quá ít keo thì điều này sẽ dẫn đến việc CPU không được làm mát đúng mức và nhiệt độ CPU sẽ tăng lên, từ đó gây ra hư hại khi sử dụng lâu dài.

8. Lắp đặt bộ nhớ không hợp lý

Nếu số lượng thanh RAM của bạn là số chẵn, bạn luôn phải giữ khoảng cách giữa các thanh này. Trong hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ sẽ có thông tin về việc nên cắm các thanh RAM vào khe nào. Đồng thời, bạn phải kiểm tra xem bộ nhớ chơi game của mình đã được lắp đúng cách chưa. Bạn sẽ nghe thấy một tiếng tách khi bộ nhớ được cắm đúng cách.

Khi dùng RAM DDR5, bạn sẽ không thể kết hợp các mức dung lượng khác nhau trong các kênh hoặc băng nhớ. Nếu đã có sẵn bộ 2x8GB, bạn sẽ không thể lắp thêm một bộ khác với dung lượng 2x16GB như trước nữa. Luôn mua đúng mức dung lượng phù hợp với nhu cầu của bạn khi cân nhắc lắp DDR5 cho máy tính. Một số bo mạch chủ hỗ trợ RAM DDR5 có thể sẽ nhận được một bản cập nhật BIOS trong tương lai để có thể kết hợp dung lượng bộ nhớ một cách linh hoạt hơn. Vậy nên, bạn hãy kiểm tra thông tin này với nhà sản xuất.

9. Cắm dây cáp vào sai cổng

Đây là lỗi rất dễ tránh nếu bạn kiểm tra tất cả các dây cáp trước khi cắm. Tất cả các dây cáp cần được kết nối vào đúng cổng. Nếu không, hệ thống của bạn sẽ không bật lên và các linh kiện khác sẽ có nguy cơ bị hư hại. Vị trí cắm luôn được ghi trong hướng dẫn sử dụng.

10. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng – Hãy đọc hướng dẫn sử dụng!

Các hướng dẫn có vai trò rất quan trọng trong việc lắp ráp thành công một máy tính. Nếu muốn dựng một hệ thống hoàn hảo, không có lỗi, thì hướng dẫn sử dụng luôn là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của bạn.

Mặc dù không có gì đảm bảo bạn sẽ không mắc bất kỳ lỗi nào trong lần đầu, hoặc thậm chí là lần thứ hai bạn lắp máy; nhưng với một số lưu ý bên trên, bạn sẽ có thể tránh được các lỗi phổ biến một cách dễ dàng hơn.

#KingstonFURY #KingstonIsWithYou

Bài viết liên quan