Tiếp theo, bạn sẽ phải cân nhắc xem tốc độ hay dung lượng mới là ưu tiên hàng đầu của mình. Mặc dù không hoạt động cùng lúc, nhưng các mô-đun và bộ kit với dung lượng cao hơn cũng chỉ giúp cho RAM DDR4 có được tốc độ cao nhất là ở mức trung bình.
Dung lượng
Quyết định dung lượng bộ nhớ mà bạn cần cho hệ thống của mình. Hãy lưu ý rằng bộ nhớ phải được cài đặt theo cặp hoặc nhóm dựa trên kiến trúc bộ nhớ của bo mạch chủ. Hầu hết các PC và máy tính xách tay của AMD và Intel đều có kiến trúc bộ nhớ kênh đôi, trong đó cần có một cặp mô-đun bộ nhớ giống hệt nhau để mang lại hiệu năng tốt nhất. Một số hệ thống cao cấp có kiến trúc kênh bốn, trong đó cần có một nhóm bốn mô-đun giống hệt nhau. Không nên chỉ cài đặt một mô-đun ngay cả khi hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ cho biết cài đặt một mô-đun như vậy vẫn được. Lý do là bởi hệ thống kênh đôi và kênh bốn được thiết kế để ghép nối hoặc gộp các mô-đun lại với nhau và tổng hợp băng thông bộ nhớ. Việc mua một mô-đun bây giờ và bổ sung thêm một mô-đun khác sau cũng có thể gây ra sự suy giảm hoặc không ổn định về hiệu năng vì các vi mạch được trang bị trên mỗi mô-đun có thể khác nhau ngay cả khi những mô-đun này có cùng thông số kỹ thuật hoặc số linh kiện.
Sử dụng các bộ lọc ở phía bên trái của trang để giảm số lượng tùy chọn.
Tốc độ
Sau khi xác định được dung lượng mục tiêu cho hệ thống của mình, bạn sẽ phải xem có những tùy chọn tốc độ nào. Các bộ lọc ở phía bên trái sẽ giúp bạn giảm bớt số tùy chọn của mình. Bạn cũng có thể làm ngược lại nếu tốc độ là ưu tiên số một của bạn chứ không phải dung lượng.
Bộ kit (K2) trên các hệ thống kênh đôi sẽ đưa ra các tùy chọn tốc độ tốt nhất cho những ai ưa cảm giác mạnh. Một bộ kit K2 đơn được cài đặt trong 1DPC (một DIMM trên mỗi kênh) là cấu hình phù hợp nhất để khóa hiệu năng ở tốc độ cực cao nhưng vẫn ổn định. Bộ kit có dung lượng thấp hơn sử dụng hai mô-đun Bậc đơn (1R) 4GB, 8GB hoặc 16GB thường dễ đạt tốc độ cao hơn (RAM DDR4 với tốc độ hơn 4000MT/giây trên bộ vi mạch Intel và AMD phiên bản năm 2019 hoặc cao hơn). Lý do là vì thời gian đóng vai trò quyết định khi hoạt động ở tốc độ cực cao. Khi không ép xung, các mô-đun Bậc đôi (2R) sẽ là những lựa chọn hiệu năng cao vì các mô-đun này thường được lồng ghép xen kẽ giữa các truy nhập bộ nhớ và hoạt động tốt hơn tới 15% so với các phiên bản Bậc đơn (1R). Nhưng ở tốc độ cực cao, hầu hết các bo mạch chủ đều không thể xử lý những mô-đun bậc xen kẽ này và duy trì tần số cao với độ trễ thấp. Điều này cũng đúng với các hệ thống dựa trên kênh bốn có bộ kit K4 sử dụng các mô-đun Bậc đơn (1R) 4GB, 8GB hoặc 16GB. Các mô-đun này sẽ cho bạn những lựa chọn tốt nhất khi hoạt động ở tốc độ cực cao trong 1DPC.
Điều quan trọng cần lưu ý là đối với hệ thống kênh đôi, chúng tôi khuyên bạn không nên cài đặt hai bộ kit K2 nếu đó không phải là cấu hình đã được xác minh và có tên trên trang web của chúng tôi hoặc trên QVL của bo mạch chủ. Nếu bộ kit K4 cho bo mạch chủ kênh đôi của bạn có tên trên trang web của chúng tôi, thì điều đó có nghĩa là chúng tôi hoặc nhà sản xuất bo mạch chủ đã kiểm tra và xác định cấu hình này đạt yêu cầu về độ ổn định. Nếu bạn đang băn khoăn về việc có nên mua ngay một bộ kit K2 đơn, rồi sang năm lại mua thêm một bộ nữa, thì chúng tôi khuyên bạn nên mua bộ kit K4 ngay bây giờ vì tất cả các mô-đun trong bộ kit này sẽ giống hệt nhau. Mặc dù điều này khó có thể xảy ra, nhưng nếu hai bộ kit K2 có các thành phần bộ nhớ khác nhau được kết hợp với nhau, thì quá trình ép xung không thể diễn ra hoặc có thể trở nên không ổn định.
Nói chung, khi ép xung, việc thêm các mô-đun bộ nhớ vào khe cắm bank bộ nhớ thứ hai của cả hệ thống kênh đôi và kênh bốn sẽ tạo ra gánh nặng cho bộ xử lý, đặc biệt là khi hoạt động ở tốc độ cao và độ trễ thấp.