Thấu hiểu ứng dụng là chìa khóa tạo nên thành công
Nếu nhìn vào tổng chi phí sở hữu, bạn sẽ nhận thấy một điều là việc lựa chọn những tùy chọn rẻ nhất trên thị trường không phải là cách tiếp cận hiệu quả nhất về chi phí. Hãy dành thời gian nghiên cứu về các thông số kỹ thuật trên nền tảng, các tùy chọn nâng cấp và nhu cầu ứng dụng của bạn.
Nếu ứng dụng cần dung lượng bộ nhớ lớn, bạn có thể cân nhắc sử dụng các công nghệ bộ nhớ dung lượng cao như LRDIMM DDR4, MCRDIMM/MRDIMM DDR5 hoặc Thanh RAM mở rộng bộ nhớ CXL. Trong trường hợp ứng dụng nhạy cảm với băng thông bộ nhớ, bạn nên xem xét các bộ xử lý được lắp đặt và số lượng kênh bộ nhớ có trên nền tảng. Nếu nền tảng sử dụng kênh 8 bộ nhớ, tốt nhất là bạn nên lắp đặt các thanh RAM theo nhóm 8 kênh trên mỗi bộ xử lý để đạt hiệu năng tốt nhất. Một số nền tảng sẽ giới hạn hiệu năng bộ nhớ khi thanh RAM được lắp đặt trên bank thứ hai, hay còn có tên là 2DPC (2 DIMM trên mỗi kênh).
Có lẽ bạn nên cân nhắc lắp đặt thanh RAM bậc đôi để có thể đạt được hiệu năng tốt hơn so với các thanh RAM bậc đơn.
Cuối cùng, tính toàn vẹn dữ liệu là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Các ứng dụng tối quan trọng không được phép xảy ra tình trạng mất dữ liệu hoặc lỗi khiến máy chủ bị treo. Thanh máy chủ DDR4 và DDR5 có thể được sản xuất với hai kích cỡ chip khác nhau, x4 và x8. Thanh sử dụng chip DRAM x4 hỗ trợ tính năng phát hiện và sửa lỗi đa bit ECC (Mã sửa lỗi). Thanh sử dụng chip DRAM x8 chỉ hỗ trợ phát hiện và sửa lỗi đơn bit ECC. Khi lựa chọn giữa hai thanh RAM có cùng dung lượng, nhưng được sản xuất với kích cỡ chip DRAM khác nhau, điều quan trọng là phải chọn giải pháp đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu tối ưu cho nhu cầu của ứng dụng. Cũng cần lưu ý rằng các thanh DDR5 có tính năng ECC trên chip bán dẫn (ODECC), mang lại giải pháp an toàn hơn để giảm thiểu lỗi bit so với DDR4.